■ Tham gia sự quan phòng quý báu ăn trái sự sống nhờ ăn bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua ⓒ 2013 WATV
Hội Thánh của Đức Chúa Trời, là Hội Thánh duy nhất trên thế giới giữ Lễ Vượt Qua theo Kinh Thánh, đã cử hành “Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua năm 2013” đồng thời ở 2.200 Hội Thánh trên 170 quốc gia toàn thế giới gồm đền thánh Giêrusalem Mới, Bundang, vào buổi chiều tối ngày 25 tháng 3 (ngày 14 tháng 1 Thánh Lịch).
ⓒ 2013 WATV
“Lễ Vượt Qua (逾越節, Passover)” bắt nguồn từ lịch sử Xuất Êdíptô của thời đại Cựu Ước vào 3500 năm trước. Những người dân Ysơraên đã là nô lệ của Êdíptô, thoát khỏi tai vạ nhờ huyết của chiên con, và được giải phóng ra khỏi nhà nô lệ trong khoảng 400 năm. Đây chính là Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Trời kỷ niệm điều này và phán lệnh rằng hãy giữ làm một lễ, tức là một lễ lập ra đời đời (Xuất Êdíptô Ký 12:1-14). Vào thời đại Tân Ước, ngay trước đêm Đức Chúa Jêsus qua đời trên cây thập tự, Ngài giao ước ‘bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua’ là ‘thịt và huyết’ của Ngài. Bằng cách đó, loài người đã làm nô lệ của tội lỗi và sự chết, nhận được phước lành lớn lao được đến với sự sống đời đời nhờ ăn uống bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus.
ⓒ 2013 WATV
Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua đã được chấp lễ ở đền thánh Giêrusalem Mới, đã được bắt đầu bởi lễ thờ phượng nghi thức rửa chân vào 6 giờ tối. Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol nhắc đến cảnh lễ rửa chân trước tiệc thánh Lễ Vượt Qua ở phòng cao của Mác, mà Đức Chúa Jêsus đã cử hành vào 2 ngàn năm trước, và nói rằng “Nghi thức rửa chân là việc làm theo tấm gương hầu việc và khiêm tốn của Đức Chúa Jêsus đã trực tiếp rửa chân của các sứ đồ. Đây là nghi thức hết sức quan trọng có thể chứng minh mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và người dân được cứu rỗi.” Hơn nữa, tổng hội trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi thức rửa chân, bằng cách nhắc lại lịch sử của Cựu Ước mà những thầy tế lễ đã rửa tay và chân ở trong thùng nước hầu cho khỏi chết (Giăng 13:1-10, Xuất Êdíptô Ký 30:17-21).
Các thánh đồ đã rửa chân của anh em chị em lẫn nhau và nghiêm túc tham gia nghi thức lễ rửa chân theo tấm gương và sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ rằng “Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi” (Giăng 13:15).
Lễ thờ phượng tiệc thánh được nối tiếp vào 7 giờ tối.
Mẹ đã cảm tạ lên Đức Chúa Trời Cha, là Đấng đã trực tiếp đến thế gian bằng xác thịt vì sự cứu rỗi của các con cái bị định phải chết đời đời do tội lỗi sự chết, và đảm đương sự khổ nạn và hy sinh của thập tự giá một cách lặng lẽ. Mẹ cảm tạ sâu sắc lên ân huệ của Ngài đã đến lần thứ hai bằng xác thịt và đi trên con đường bị sỉ nhục và khổ nạn để khôi phục lại lẽ thật Lễ Vượt Qua mà không được giữ trong khoảng 1600 năm vì đã bị hủy phá do ma quỉ Satan. Hơn nữa, Ngài đã khẩn thiết cầu xin để phước lành của sự tha tội và sự sống đời đời được ban cho các con cái, là những người đã nhận biết và ăn uống bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua là kết quả của hy sinh quý báu được hình thành bởi thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus.Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã giảng đạo về sự quan phòng và quyền năng được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua giao ước mới, với chủ đề “Mối quan hệ giữa trái sự sống và Lễ Vượt Qua”. Sau khi tìm hiểu về ý muốn của Đấng Sáng Tạo trong ‘trái thiện ác’ và ‘trái sự sống’ trong lịch sử Sáng Thế Ký, mục sư Kim Joo Cheol giải thích rằng “Loài người bắt đầu bị chết sau khi ăn trái thiện ác. Phương pháp nhận lấy sự sống đời đời đối với chúng ta, chỉ là ăn trái sự sống trong vườn Êđen thôi. Bằng thân thể phạm tội thì không thể đến với trái sự sống, cho nên Đức Chúa Trời, là Đấng không có tội, trực tiếp đến trái đất này với tư cách là trái sự sống. Ngài đã cho loài người ăn thịt và huyết của Ngài để ban sự sống đời đời” (Sáng Thế Ký 2:16, Sáng Thế Ký 3:22, Giăng 6:53-58, Mathiơ 26:17-28, Giăng 10:10, Luca 22:7-20, Hêbơrơ 9:27-28, Êsai 25:6-9).
Mục sư Kim Joo Cheol đã nói tiếp rằng “Dầu Đức Chúa Trời trực tiếp đến và đổ huyết báu của Ngài cách nhưng không để cứu đời sống, tức là loài người đáng thương không thể tránh khỏi sự chết đời đời, nhưng Ngài đã bị khổ nạn và sỉ nhục khắc nghiệt bởi loài người ngu muội. Chúng ta hãy hết lòng cảm tạ lên Đức Chúa Trời đã bỏ mạng sống vì những tội nhân và chịu đựng hy sinh một cách lặng lẽ”. Hơn nữa, mục sư đã khuyên bảo rằng “Hãy truyền bá lễ trọng thể của sự sống này cho những người đang run sợ vì không biết phương pháp tránh khỏi vào thời đại đầy dẫy tai vạ.”
Sau khi Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua kết thúc,
Mẹ đã thương tiếc mà phán rằng “Loài người tìm kiếm và ăn thuốc bổ, thuốc nổi tiếng quý báu để sống lâu dài, song chưa tìm thấy thuốc có thể sống đời đời. Không chỉ riêng mình hạnh phúc vì ăn lương thực của sự sống ban phước lành của sự tha tội và sự sống đời đời này, mà hãy rao truyền rộng rãi và làm cho mọi người sống hạnh phúc đời đời với nhau.” ⓒ 2013 WATV
ⓒ 2013 WATV
Bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới không chỉ có hiệu lực là giải pháp của đại tai vạ trên thế giới, mà còn là quà tặng tối cao nhất của Đức Chúa Trời, là Thật Thể của Trái Sự Sống ban cho loài người thay vì thịt và huyết của Ngài. Các thánh đồ đã ghi khắc trong tấm lòng ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời ở trong lễ trọng thể mà tham dự lễ tiệc thánh Lễ Vượt Qua bằng lòng tin kính, đã hết sức cảm tạ lên tình yêu thương vĩ đại của Đức Chúa Trời Êlôhim, là Đấng đã hy sinh không tiếc vì những tội nhân.
■ Lễ Bánh Không Men - Tham gia sự khổ nạn thập tự giá và cảm tạ lên tình yêu và hy sinh của Đấng Christ ⓒ 2013 WATV
Ngày 26 tháng 3 (ngày 15 tháng 1 Thánh Lịch), là một hôm sau Lễ Vượt Qua, Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên toàn thế giới đã tổ chức “Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Bánh Không Men năm 2013” và kỷ niệm sự khổ nạn, tình yêu và hy sinh của Đấng Christ. Các thánh đồ đã kiêng ăn từ 12 giờ đêm Lễ Vượt Qua đến 3 giờ chiều ngày này, là giờ Đức Chúa Jêsus qua đời trên cây thập tự để tưởng nhớ sự khổ nạn của Đấng Christ.
“Lễ Bánh Không Men (無酵節, Feast of Unleavened Bread)” là lễ thờ phượng kỷ niệm sự chịu đựng của người dân Ysơraên từ khi ra khỏi Êdíptô sau đêm Lễ Vượt Qua, cho đến khi đi ngang qua và lên khỏi Biển Đỏ, mà lúc đó quân đội của Êdíptô đã đuổi theo (Xuất Êdíptô Ký chương 14, Lêvi Ký 23:6). Lễ trọng thể này đã được ứng nghiệm bởi sự Đức Chúa Jêsus chịu khổ trên thập tự giá và qua đời. Vào thời đại Cựu Ước, người dân ăn bánh không men và rau đắng để nhớ ân huệ của Đức Chúa Trời, còn vào thời đại Tân Ước thì chúng ta kiêng ăn để dự phần chung vào sự chịu đựng của Đấng Christ, theo lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn” (Mác 2:20).
Vào ngày này, Mẹ đã cảm tạ sâu sắc lên hy sinh của Đức Chúa Trời Cha, là Đấng đã đến thế gian này lần thứ hai để mở lại con đường của sự sống đã bị ma quỉ Satan giẫm phá, dầu Ngài đã bị đau đớn trên cây thập tự vào 2 ngàn năm trước để cứu rỗi những tội nhân. Hơn nữa, Mẹ đã cầu khẩn cho các con cái kiêng ăn để dự phần vào nỗi đau của Đấng Christ, được nhận biết tình yêu thương và hy sinh của Đức Chúa Trời, vâng phục trọn vẹn mọi lời của Đức Chúa Trời với hình ảnh khiêm tốn để báo đáp ân huệ của Ngài.
Thông qua giảng đạo, tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã cho biết lại về ý muốn của Đức Chúa Trời và ý nghĩa của Lễ Bánh Không Men và khuyên rằng “Hãy trở thành các con cái đi theo dấu chân hy sinh và cuộc đời của Đấng Christ.”
Mục sư đã giảng đạo mạnh mẽ rằng “Lý do Đức Chúa Jêsus bị đau đớn trên thập tự giá là do tội ác và lỗi lầm của chúng ta, song trên thực tế, không ai ở bên Ngài trong giây phút nguy cấp. Chúng ta không nên hành động giống những môn đồ đã vì sự an nguy của mình mà ngoảnh mặt lại với Đấng Christ. Phải cùng gánh vác sự khổ nạn của Đấng Christ, thì có thể hưởng vinh hiển với Ngài. Đây là lý do chúng ta tham gia sự khổ nạn của Lễ Bánh Không Men.”
Mục sư Kim Joo Cheol đã nói rằng “Đấng Christ đã lựa chọn con đường khổ nạn thập tự giá hiểm nguy vì sự cứu rỗi của nhân loại. Thông qua Lễ Bánh Không Men, chúng ta phải học ‘khổ nạn của Đấng Christ’ chứa đựng ý nghĩa rằng nhịn nhục, đảm đương nghịch cảnh và sự khó khăn, và hãy tiến bước.” Một lần nữa, mục sư nhấn mạnh rằng chúng ta phải giữ lời phán dặn cuối cùng của Đấng Christ rằng “Hãy đi và dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báptêm cho họ.” (Mathiơ 28:18-20) và tha thiết nói rằng “Dầu có ít nhiều sự khổ nạn trong khi truyền đạo, nhưng chúng ta hãy vui mừng chạy đi bởi suy nghĩ rằng mình gánh vác thập tự giá của Đấng Christ và đi cùng Ngài.”
Các thánh đồ đã ghi khắc tình yêu nhiệt huyết của Đức Chúa Trời được thấm đượm trong Lễ Bánh Không Men, đã quyết tâm rao truyền ra khắp thế giới về Tin Lành giao ước mới được lập ra bởi huyết báu của Đấng Christ bằng tấm lòng vui mừng. Hơn nữa, họ đã ngẫm nghĩ về sự hy sinh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã gánh nặng tội lỗi của thập tự giá nặng nề vì các con cái, là những tội nhân, và dâng cảm tạ và hối cải ăn năn.